Dự án nâng cấp và mở rộng cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận nhờ vai trò quan trọng trong việc kết nối các tỉnh miền Tây với TP.HCM. Cùng cập nhật mới nhất về đặc điểm, kinh phí và tiêu chuẩn của tuyến đường cao tốc này.
Cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao thương khu vực. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận ngay dưới đây:
Theo Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
Tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận (Ảnh: Tạp chí giao thông)
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đóng vai trò là tuyến giao thông huyết mạch, kết nối trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Bộ với TP.HCM.
Tuy nhiên, với lưu lượng xe vượt quá khả năng thiết kế ban đầu, tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và mất an toàn giao thông. Đặc biệt, đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận chỉ có 4 làn xe và chưa được bố trí làn dừng khẩn cấp, khiến tình hình giao thông trở nên phức tạp hơn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng lớn và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu và triển khai dự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự án giao thông hứa hẹn thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực (Ảnh: Tạp chí giao thông)
Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dài 91,8 km, tổng vốn đầu tư sơ bộ 38.693 tỷ đồng, vừa được Ban Quản lý Dự án 7 phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư (Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM, Công ty CP Tasco) báo cáo lên Bộ Giao thông Vận tải.
Cụ thể, đoạn TP.HCM - Trung Lương sẽ được mở rộng từ 4 làn xe lên 8 làn xe, với nền đường rộng 41 m, tốc độ thiết kế 120 km/h, bổ sung 2 làn dừng khẩn cấp liên tục. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng lên 6 làn xe, với nền đường rộng 32,25 m, tốc độ thiết kế 100 km/h, đồng thời bổ sung dải dừng xe khẩn cấp liên tục.
Nâng cấp và mở rộng cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng
Dự án cũng bao gồm việc hoàn thiện các nút giao liên thông nhằm tăng năng lực thông hành. Trong số 8 nút giao của dự án, các nút như Vành đai 3, Bến Lức, Cai Lậy, Cái Bè, và An Thái Trung đã được đầu tư hoàn chỉnh.
Các nút giao cần bổ sung gồm Thân Cửu Nghĩa (bổ sung 3 nhánh rẽ), Chợ Đệm (bổ sung 2 nhánh rẽ và 1 cầu vượt), đường tỉnh 818, và nút giao Tân An nối từ cao tốc với Quốc lộ 62.
Cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Ảnh: Tạp chí giao thông)
Theo kế hoạch, dự án sẽ được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT, và không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15% và 85% còn lại từ vốn vay và huy động hợp pháp.
Lộ trình thực hiện dự án kéo dài từ năm 2024 đến 2028. Giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự kiến hoàn thành trong quý 1/2025; phê duyệt dự án trong quý 3/2025; lựa chọn nhà đầu tư từ quý 3/2025 đến quý 1/2026; và triển khai xây dựng từ quý 1/2026 đến quý 4/2028.
Nhà đầu tư sẽ thu phí hoàn vốn trong khoảng 23 năm 5 tháng, đồng thời sử dụng doanh thu trong 10 năm đầu để hoàn trả vốn đầu tư giai đoạn 1 của cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Dự án mở rộng tuyến cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến kéo dài từ năm 2024 đến 2028 (Ảnh: Vneconomy)
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận mang lại nhiều tác động và lợi ích quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và vận tải.
Trước hết, việc rút ngắn thời gian di chuyển giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thời gian, nhiên liệu, và chi phí vận hành, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Điều này cũng giúp tăng tần suất giao nhận hàng hóa, tối ưu hóa các hoạt động vận tải, đồng thời giảm bớt sự ùn tắc, tiết kiệm thời gian vận chuyển.
Hơn nữa, với hệ thống đường xá thông thoáng, thuận lợi, tuyến cao tốc này còn tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, phát triển vận tải hàng hóa và hành khách, góp phần gia tăng kết nối giữa các tỉnh thành và khu vực, từ đó tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận mang lại nhiều tác động tích cực cho giao thông và nền kinh tế (Ảnh: Deoca)
Trên đây là thông tin cập nhật mới nhất về dự án mở rộng tuyến cao tốc HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Xem thêm
Cập nhật tiến độ cầu Nhơn Trạch: Dự án cầu đường trọng điểm TP. HCM năm 2025
Thông tin mới nhất về cầu Cát Lái - Dự án cầu đường trọng điểm TP.HCM năm 2025